Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN CĂN HỘ HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI KHÔNG KHÓ?

Căn hộ hình thành trong tương lai tức là các căn hộ đang được xây dựng, hoàn thiện và chưa đưa vào sử dụng. Trong tình hình thị trường BĐS Hà Nội ngày càng phát triển, nguồn cung dồi dào nhưng không phải ai cũng có cơ hội lựa chọn được căn hộ trực tiếp CĐT phù hợp với nhu cầu và tài chính của mình. Nguyên nhân là do nhiều lúc dự án xây dựng mới được manh nha hoặc đang được xây dựng có nhiều nhà đầu tư "chen chân" vào và mua lại các căn hộ đẹp nhất với giá ưu đãi nhất (mua sớm giá rẻ hơn, nhiều lựa chọn hơn). Hoặc cũng có thể nhiều nhà đầu tư mua theo dạng hợp đồng góp vốn. Do đó, khi người có nhu cầu ở thực tìm đến dự án thì lại không mua được căn hộ hợp nhu cầu trực tiếp từ chủ đầu tư. Bắt buộc những người này phải mua lại của các nhà đầu tư- chuyển nhượng lại hợp đồng mua bán căn hộ.

Vậy, thủ tục chuyển nhượng HĐMB căn hộ hình thành trong tương lai như thế nào? Khi nào thì thực hiện các thủ tục này, người mua nhà cũng nên nắm được.



Đối với các căn hộ hình thành trong tương lai (chưa được cấp GCN Quyền sở hữu căn hộ- khi đã nộp đủ 100% giá trị HĐMB, có hóa đơn VAT cho căn hộ), việc mua bán sẽ được thực hiện với tên gọi: "Chuyển nhượng HĐMB căn hộ".

Việc xác lập giao dịch này bắt buộc phải được thực hiện trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN quyền sở hữu căn hộ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Sau khi đáp ứng được yêu cầu trên, các bên tham gia mua bán phải thực hiện các bước thủ tục như sau:

Bước 1: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phải thống nhất lập Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định và theo mẫu tại Thông Tư 19/2016/TT-BXD.

Bước 2 (nếu có): Chứng thực "Văn bản chuyển nhượng hợp đồng"  tại các cơ sở công chức hợp pháp.
Hồ sơ công chứng bao gồm:
- 7 bản văn bản chuyển nhượng HĐMB căn hộ (bản chính);
- HĐMB căn hộ (bản chính) đã ký với chủ đầu tư, nếu là chuyển nhượng lần thứ 2 (hoặc thứ 3) thì phải có bản chính "văn bản chuyển nhượng lần 1 (hoặc lần trước đó).
- CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị;

Bước 3 (nếu có): Nộp thuế, phí và lệ phí tại cơ quan thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng. Trường hợp được miễn thuế phải có tài liệu để chứng minh.

Bước 4: Yêu cầu CĐT xác nhận vào Văn bản chuyển nhượng.
Bên mua phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị CĐT xác nhận vào văn bản chuyển nhượng bao gồm:
- 5 bản chính văn bản chuyển nhượng HĐMB căn hộ, trong đó có 01 bản của bên bán.
- HĐMB đã ký với chủ đầu tư của căn hộ đang chuyển nhượng (bản chính), nếu là lần thứ thì cần Văn bản chuyển nhượng của lần trước đó (bản chính);
- Biên lai, giấy tờ chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế;
- CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương nếu là cá nhân (bản sao công chứng).

Trong vòng tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin xác nhận của bên mua, CĐT có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng và cung cấp trở lại cho bên mua. Kể từ khi bên mua nhận được xác nhận của chủ đầu tư, mọi quyền lợi, nghĩa vụ của người bán với chủ đầu tư sẽ được chuyển giao và buộc người mua thực hiện thay cho người bán.

Giao dịch được xác lập xong, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở sẽ được cấp cho bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư (trong trường hợp chủ cũ chưa nộp hết tiền mua căn hộ) và cung cấp đầy đủ các hồ sơ  để xin cấp giấy chứng nhận.

Trần Hạnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét